GĐXH - Luật sư nêu quan điểm với Gia đình và Xã hội về những lùm xùm chửi tục với phóng viên, dọa chém người dân của chủ nhà máy luyện chì và khai thác, chế biến đá thạch anh ở thôn Bằng Lãng, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
Liên quan đến những lùm xùm xoay quanh việc hàng chục hộ dân sinh sống cạnh nhà máy luyện chì và khai thác, chế biến đá thạch anh (nhà máy luyện chì) ở thôn Bằng Lãng (xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) đang ngày đêm bất an về sức khỏe, luật sư cho biếtbmột số vấn đề ứng xử của chủ nhà máy chưa phù hợp, trái với thuần phong mỹ tục.
Dưới góc nhìn pháp lý, luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh) cho biết, hiện nay, "mày tao, chí tớ" là cách xung hô thông dụng của người Việt, từ người lớn đến trẻ em, giữa bạn bè, người quen, người lạ với nhau. Trong một số bối cảnh, cách xưng hô này là lối giao tiếp bình thường hoặc thể hiện sự thân mật, thân thiết, nhưng ở một số bối cảnh khác nó lại thể hiện sự coi thường, coi khinh, thiếu tôn trọng người khác.
"Với tư cách là giám đốc công ty, cách xưng hô và hành xử thiếu thiện chí như vậy của ông Lương Hải Vũ (người đại diện pháp luật của Công ty TNHH Anh Vũ)với người dân, phóng viên là không nên. Điều này có thể phản ánh sự đi xuống về đạo đức, không phù hợp với quy tắc làm người và trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc về tình yêu thương, quý trọng và bình đẳng giữa người với người" - luật sư Bình phân tích.
Toàn cảnh nhà máy luyện chì
Về việc xưng hô "mày - tao" với phóng viên, luật sư Diệp Năng Bình nêu quan điểm: "Theo khoản 1 Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ.
Như đã nêu ở phần đầu, việc người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị xưng hô "mày - tao" với người khác có thể không phù hợp với đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp và vi phạm quy tắc ứng xử được nêu".
"Theo quy định của pháp luật, hành vi đe dọa người khác là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, giả sử đối tượng có hành vi đe dọa vác dao chém người khác thì tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc,...) hoặc xử lý vi phạm hành chính, xử lý hình sự.
Theo điểm a, Khoản 3 và điểm c, Khoản 14, Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, về vi phạm quy định về trật tự công cộng, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Đồng thời, người vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc xin lỗi công khai" - Luật sư Bình phân tích việc chủ nhà máy luyện chì ở Thượng Quan, Ngân Sơn dọa chém người dân.
Một số hình ảnh PV ghi nhận tại nhà máy.
"Đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp đôi. Nếu hành vi trên có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử lý theo Điều 133 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội đe dọa giết người. Theo đó, người phạm tội có thể chịu mức phạt thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm và cao nhất là 07 năm tù giam" - Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật nhấn mạnh.
Cũng theo Luật sư Diệp Năng Bình, theo Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, pháp luật nghiêm cấm các hành vi trong bảo vệ môi trường gồm có: Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường; phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
Để xác định việc công ty đổ chất thải có đúng quy định pháp luật hay không thì cần chờ kết luận thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng. Giả sử trường hợp cơ quan chức năng xác định công ty đổ, xử lý chất thải không đảm bảo quy chuẩn kĩ thuật, gây ô nhiễm môi trường thì có thể được xem là hành vi vi phạm pháp pháp luật và ngược lại.
Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh).
Trước đó, Gia đình và Xã hội đã có loạt bài viết phản ánh lên những nỗi lòng bất an về sức khỏe, thiếu nguồn nước của hàng chục hộ dân sinh sống cạnh nhà máy luyện chì và khai thác, chế biến đá thạch anh ở thôn Bằng Lãng, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Cụ thể như: Bắc Kạn.
Đáng nói, quá trình khai thác thông tin, PV liên hệ với chủ nhà máy thì nhận được những phát ngôn văng tục, thiếu thiện chí, dọa chém người dân của chủ cơ sở. Hiện vụ việc đã được UBND tỉnh Bắc Kạn giao và Sở Tài nguyên và Môi trường đang vào cuộc kiểm tra.
Gia đình và Xã hội sẽ tiếp tục thông tin.
Video: Những hình ảnh đáng lo ngại bên trong nhà máy luyện chì ở xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn
Vụ nhà máy luyện chì ở Ngân Sơn - Bắc Kạn bị tố gây ô nhiễm: Chủ tịch UBND huyện im lặng khó hiểu?
GĐXH - Sự việc nhà máy luyện chì và khai thác, chế biến đá thạch anh của Công ty TNHH Anh Vũ thôn Bằng Lãng (xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn), UBND tỉnh Bắc Kạn đang giao các cơ quan chức năng xem xét. Đáng nói, chủ nhà máy này văng tục với phóng viên, dọa chém người dân tố cáo nhưng Chủ tịch UBND huyện Ngân Sơn vẫn "im lặng".
PGĐ Sở TN&MT tỉnh Bắc Kạn nhận xét chủ nhà máy luyện chì ở xã Thượng Quan nói linh tinh, không thể chấp nhận
GĐXH - Sở Tài nguyên và Mội trường tỉnh Bắc Kạn đã vào cuộc kiểm tra nhà máy luyện chì và khai thác, chế biến đá thạch anh ở thôn Bằng Lãng, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn sau phản ánh của Báo Sức khỏe và Đời sống.
Bắc Kạn: Chủ nhà máy luyện chì ở xã Thượng Quan văng tục với phóng viên, dọa chém người dân kêu ô nhiễm môi trường
GĐXH - Sự việc nhà máy luyện chì và khai thác, chế biến đá thạch anh (nhà máy luyện chì) của Công ty TNHH Anh Vũ thôn Bằng Lãng, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn bị người dân phản ánh gây ô nhiễm môi trường, chủ nhà máy phản ứng bất ngờ.
Bắc Kạn: Những hình ảnh đáng lo ngại bên trong nhà máy luyện chì ở xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn
GĐXH - Hàng chục hộ dân sinh sống cạnh nhà máy luyện chì và khai thác, chế biến đá thạch anh của Công ty TNHH Anh Vũ thôn Bằng Lãng (xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) đang ngày đêm bất an vì nguồn nước, môi trường bị ô nhiễm, có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Theo: Nguồn giadinh.suckhoedoisong.vn